Phong cách nội thất cổ điển không chỉ khó bày trí đối với gia chủ mà còn là bài toán làm không ít Kiến Trúc Sư đau đầu. Tuy thế nhưng không thể bỏ qua được vẻ đẹp sang trọng và quý phái ấy. Ai mà lại không muốn sở hữu được một không gian bếp đẳng cấp đến thế? Trong bài viết bên dưới S-housing sẽ bật mí cho bạn 4 bí quyết thiết kế tủ bếp cổ điển Châu Âu đơn giản mà cực kỳ sang trọng.
Dáng bếp nào là sang trọng nhất cho tủ bếp cổ điển?
Đây cũng là
câu hỏi được rất nhiều gia chủ thắc mắc. Bởi lẽ hiện nay có từ 4 – 5 dáng bếp
thông dụng.
Tủ bếp phong cách cổ điển ấm cúng với dáng chữ U
Dựa trên diện tích của căn phòng bếp cũng như nhu cầu nấu nướng của gia chủ thì có thể chọn được dáng tủ bếp phù hợp. Đối với gia đình có thói quen nấu nướng đơn giản, không quá rườm rà thì có thể chọn dáng tủ bếp chữ I hoặc tủ bếp chữ L. Còn nếu muốn thiết kế một không gian bếp cổ điển chuẩn Châu Âu thì bạn nên chọn cách thiết kế phòng bếp biệt lập. Lúc này bạn có thể ứng dụng dáng bếp chữ U hoặc chữ G kết hợp với đảo bếp. Lối bố trí này giúp tạo cho không gian vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga nhất.
Nên chọn vật liệu nào để làm tủ bếp cổ điển Châu Âu?
Tủ bếp gỗ tự nhiên có thể điêu khắc, đục đẽo nhiều chi tiết tinh xảo |
Theo các chuyên gia đầu ngành thì tủ bếp đẹp kiểu cổ điển nên được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên. Phong cách cổ điển yêu cầu những chi tiết trang trí đặc thù và chỉ có duy nhất gỗ tự nhiên mới có thể gia công được. Chính điều đó cũng đã tạo nên giá trị đắt đỏ và đẳng cấp xa hoa của những căn bếp này.
Bên cạnh gỗ
tự nhiên thì các loại vật liệu trang trí khác như kính, kim loại, các loại đá tự
nhiên (Đá cẩm thạch, đá hoa cương,…) cũng là những yếu tố quan trọng mà bạn cần
phải lưu ý.
Bảng màu quý phái cho tủ bếp cổ điển
Mẫu tủ bếp lộng lẫy với gam màu trắng chủ đạo |
Một số gam màu
chủ đạo mà bạn nên sử dụng gồm có:
- Trắng
- Beige
- Kem
- Vân gỗ nâu trầm để làm điểm nhấn
- Xanh navy,…
Thiết kế ánh sáng thẩm mỹ và đầy đủ cho tủ bếp cổ điển
Không gian căn bếp cổ điển bừng sáng vô cùng thu hút |
Ánh sáng là
yếu tố nhất định không thể thiếu trong mọi không gian. Đặc biệt là trong không
gian bếp, nơi bạn thường xuyên phải thực hiện các thao tác nấu nướng, sơ chế thực
phẩm. Có hai nguốn sáng chính khi thiết kế tủ bếp mà bạn cần phải quan tâm.
Ánh sáng tự
nhiên: Là ánh sáng mặt trời được truyền vào căn bếp thông qua cửa sổ. Vì thế các
chuyên gia thường bố trí từ 1 – 2 ô cửa sổ trong căn bếp để đón nắng nhiều hơn.
Ánh nắng cũng giúp triệt tiêu vi khuẩn và mang lại bầu không khí trong lành cho
căn bếp.
Hệ thống đèn
chiếu sáng: Được lắp đặt chủ yếu là bên trong tủ bếp nhằm hỗ trợ quá trình nấu
nướng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Các loại đèn chiếu sáng bạn nên lắp đặt trong
bếp gồm có:
- Đèn LED âm trần: Nhằm cung cấp nguồn sáng tổng thể cho căn phòng.
- Đèn LED chạy dọc tường bếp: Đảm bảo cung cấp đủ sáng cho quá trình nấu nướng và sơ chế thực phẩm.
- Đèn LED âm bên trong khoang tủ bếp: Giúp bạn dễ dàng tìm kiếm vật dụng bếp trong môi trường thiếu sáng.
XEM THÊM: Tổng hợp các mẫu tủ bếp cổ điển đẹp, sang trọng nhất hiện nay
Đăng nhận xét