Kiểu thiết kế nội thất truyền thống thường
chọn bố trí nhà ở với từng gian phòng riêng biệt với nhau. Nhưng ở thời điểm hiện
tại thì kiểu thiết kế như vậy không còn được ưa chuộng nữa. Các gia chủ thời
nay thường hướng đến một không gian nhà ở ấm cúng, tiện nghi, thoáng đãng. Do
đó, họ thường chọn cách thiết kế không gian mở, mà nổi trội nhất chính là kiểu
bày trí phòng khách liền bếp. Không chỉ bắt gặp ở những không gian nhà nhỏ mà kiểu
thiết kế này còn được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình nhà ở cao cấp như biệt
thự, nhà phố. Vậy đây có phải là một giải pháp thông minh, hữu hiệu hay không?
Cùng tìm hiểu ngay ở bên dưới nhé!
Phòng khách liền bếp
là kiểu thiết kế nội thất như thế nào?
Nếu
bố trí phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm,… theo kiểu truyền thống với từng phòng
tách lẻ, đảm nhận công năng riêng biệt sẽ làm cho không gian nhà ở trở nên tù
túng, không có sự tương tác giữa các phòng. Do đó, kiểu bố trí không gian mở được
các KTS nghĩ ra để giải quyết các hạn chế này. Việc kết hợp không gian phòng
khác và nhà bếp đang được coi là một xu hướng mới, được sử dụng phổ biến trong
các căn hộ chung cư hiện nay.
Thế nào là phòng khách liền bếp?
Phòng khách liền bếp là kiểu bố trí sao cho hai không gian
này liên thông với nhau. Giữa phòng khách và bếp sẽ không có tường bê tông lớn
ngăn lại như ngày trước. Thay vào đó, người ta sẽ dùng những vách ngăn nhỏ bằng
kính hoặc bố trí quầy bar mini để làm không gian nhà ở hiện đại hơn. Ngoài ra,
nó còn mang đến sự rộng rãi, thoáng đãng cực kì cho toàn bộ căn nhà của bạn.
Ưu điểm của kiểu thiết kế nội thất Phòng khách liền bếp
Những ưu điểm tuyệt vời mà Phòng khách liền bếp mang đến cho không gian
nhà ở
Kiểu thiết kế phòng khách liền bếp sở hữu những ưu điểm như
sau:
- Giúp tiết kiệm, tối ưu diện tích nhà ở vô cùng hiệu quả, vượt trội hơn hẳn so với kiểu bày trí truyền thống.
- Gia chủ sẽ có thêm nhiều không gian di chuyển, sinh hoạt hơn trong căn nhà.
- Mang đến một tầm nhìn xuyên suốt từ phòng khách đến bếp hoặc người lại.
- Tạo ra sự thoáng đãng, rộng rãi cho tổng thể không gian sống trong nhà.
- Tối giản nội thất, giúp ngôi nhà luôn giữ được sự gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, giảm thiểu tiêu thụ điện năng.
- Mang lại diện mạo thời thượng, tinh tế cho khôn gian sống hiện đại.
- Các thành viên trong gia đình sẽ có sự tương tác nhiều hơn dù đang ở hai khu vực khác nhau.
Nhược điểm của
cách thiết kế nội thất Phòng khách liền bếp là gì?
Không có phương án thiết kế nào là hoàn hảo tuyệt đối. Dù
mang trong mình những ưu điểm vô cùng nổi trội thì khi đưa vào sử dụng vẫn sẽ
xuất hiện một vài điều hạn chế nhất định.
Phòng khách liền bếp sẽ không có nhiều sự riêng tư
Những hạn chế của kiểu bày trí nội thất này cụ thể sẽ là:
- Thiết kế mở sẽ làm cho các mùi dầu mỡ, tiếng ồn khó chịu bên trong bếp lan ra không gian phòng khách. Do đó sẽ gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi, thư giãn của gia đình. Cách khắc phục duy nhất chính là bố trí hệ thống máy hút mùi, lọc khí để hạn chế những điều này.
- Bố trí phòng khách kết hợp bếp phải đảm bảo yếu tố phong thủy.
- Lượng nhiệt phát ra từ bếp cũng có khả năng ảnh hưởng đến tuổi thọ, đồ bền của các sản phẩm nội thất trong phòng khách.
- Không gian nhà bếp của bạn sẽ không có nhiều sự riêng tư. Bạn phải luôn giữ cho không gian bếp của mình thật sạch sẽ, ngăn nắp nếu không những vị khách đến chơi nhà sẽ thấy được sự lộn xộn, gây mất thiện cảm.
Có thể thấy, Phòng khách liền bếp là một kiểu bày trí nội thất
mang lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống thường ngày của gia đình. Tuy nhiên, cần
phải nắm được cách làm đúng để tránh xảy ra những điều bất tiện trong quá trình
sinh hoạt hằng ngày.
Xem thêm: 5 sai lầm tai hại khi làm phòng khách liền bếp và giải pháp
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Đăng nhận xét